Hãng tin Sputnik cho biết, truyền thông Mỹ khẳng định Quốc hội đang chuẩn bị xem xét một loạt dự luật sẽ khiến Lầu Năm Góc vi phạm Hiệp ước Vũ khí Hạt nhân Tầm trung (INF) được Mỹ và Nga ký kết trong quá khứ.
Tạp chí Politico của Mỹ cho biết, Thượng viện Mỹ sẽ sớm có cuộc thảo luận về một dự luật quốc phòng, qua đó một khoản ngân sách 65 triệu USD được dành ra để dự trữ cho mục đích quốc phòng, cũng như tái sử dụng một loại tên lửa có tầm bắn vào khoảng 500 đến 5.000km.
“Sau khi lệnh trừng phạt mới đối với Nga được ký kết, các nghị sĩ Mỹ đã thực hiện những bước đi khó hiểu. Dự luật mới về hiệp định INF có thể sẽ mang lại những hậu quả tiêu cực chưa từng thấy”, nhà phân tích chính trị Ilya Kharlamov cho biết.Dự luật này nêu rõ rằng mặc dù tên lửa này sẽ không được trang bị đầu đạn hạt nhân, chúng vẫn được coi là vi phạm thỏa thuận giải giáp vũ khí mà Mỹ và Nga đã ký kết.
Hiệp ước INF là một thỏa thuận vô thời hạn mà Mỹ và Liên Xô cũ đã ký kết vào tháng 12/1987 và có hiệu lực vào ngày 01/06/1988. Hiệp ước này cấm hai bên sản xuất, thử nghiệm và triển khai các loại tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn vào khoảng 500 – 1.000 (đối với loại tầm ngắn) và 1.000 – 5.000km (đối với loại tầm trung). Hai nước cũng phải giải giáp tất cả các hệ thống tên lửa có tầm bắn từ 500 – 5.500km.
Theo ông Kharlamov, thỏa thuận này đánh dấu bước đi đầu tiên nhằm giải giáp vũ khí hạt nhân của hai cường quốc, và khiến tình hình an ninh thế giới trở nên ổn định hơn. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ đang muốn xóa bỏ thỏa thuận cột mốc này chỉ vì lợi ích chính trị cũng như của các công ty quốc phòng Mỹ.
“Nếu động thái này là nhằm giúp nước Mỹ trở nên vĩ đại như trước, cả thế giới, đặc biệt là các đồng minh Châu Âu của Washington, sẽ đối mặt với hiểm họa khôn lường. Mặc dù Nhà Trắng vẫn chưa lên tiếng ủng hộ dự luật này, nhưng rất có thể Quốc hội Mỹ sẽ ép ông Trump phải có những động thái mới để gây sức ép đối với Nga. Nếu không ông sẽ bị coi là có quan hệ với chính phủ Moscow”, ông Kharlamov nhận định.
Trong khi đó, điện Kremlin khẳng định Nga vẫn sẽ thực hiện chặt chẽ nội dung của hiệp ước INF và mong Mỹ cũng sẽ làm điều tương tự. “Nga vẫn đảm bảo thực hiện các điều kiện nêu ra trong hiệp ước này. Đương nhiên chúng tôi cũng mong rằng phía bên kia cũng sẽ tuần thủ hiệp ước này”, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết.
Mỹ lần đầu công bố xem xét lại hiệp ước INF vào tháng 2 vừa qua, với lý do Nga vi phạm điều khoản trọng hiệp ước. Đáp lại, Nga đã nhiều lần khẳng định rằng họ vẫn cam kết thục hiện nội dung của INF và rằng Moscow chưa bao giờ vi phạm thỏa thuận này.
Theo tạp chí Politico, những người ủng hộ dự luật này tin rằng nó sẽ là đòn đáp trả hợp lý trước việc Nga vi phạm hiệp ước INF. Những người phản đối cho rằng nó có thể sẽ khiến khả năng xảy ra một cuộc đối đầu bằng vũ khí hạt nhân giữa hai nước tăng lên.
Trong khi đó, Mỹ cũng đang muốn phát triển một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới, có chi phí ước tính lên đến 85 tỉ USD.
“Đương nhiên dự luật này sẽ là đèn xanh đối với các công ty quốc phòng của Mỹ. Họ sẽ có những hợp đồng lợi nhuận cao trong khi các Washington có cơ hội để lôi Nga vào một cuộc chạy đua vũ trang mới”, ông Kharlamov kết luận.
“Sau khi lệnh trừng phạt mới đối với Nga được ký kết, các nghị sĩ Mỹ đã thực hiện những bước đi khó hiểu. Dự luật mới về hiệp định INF có thể sẽ mang lại những hậu quả tiêu cực chưa từng thấy”, nhà phân tích chính trị Ilya Kharlamov cho biết.Dự luật này nêu rõ rằng mặc dù tên lửa này sẽ không được trang bị đầu đạn hạt nhân, chúng vẫn được coi là vi phạm thỏa thuận giải giáp vũ khí mà Mỹ và Nga đã ký kết.
Hiệp ước INF là một thỏa thuận vô thời hạn mà Mỹ và Liên Xô cũ đã ký kết vào tháng 12/1987 và có hiệu lực vào ngày 01/06/1988. Hiệp ước này cấm hai bên sản xuất, thử nghiệm và triển khai các loại tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn vào khoảng 500 – 1.000 (đối với loại tầm ngắn) và 1.000 – 5.000km (đối với loại tầm trung). Hai nước cũng phải giải giáp tất cả các hệ thống tên lửa có tầm bắn từ 500 – 5.500km.
Theo ông Kharlamov, thỏa thuận này đánh dấu bước đi đầu tiên nhằm giải giáp vũ khí hạt nhân của hai cường quốc, và khiến tình hình an ninh thế giới trở nên ổn định hơn. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ đang muốn xóa bỏ thỏa thuận cột mốc này chỉ vì lợi ích chính trị cũng như của các công ty quốc phòng Mỹ.
“Nếu động thái này là nhằm giúp nước Mỹ trở nên vĩ đại như trước, cả thế giới, đặc biệt là các đồng minh Châu Âu của Washington, sẽ đối mặt với hiểm họa khôn lường. Mặc dù Nhà Trắng vẫn chưa lên tiếng ủng hộ dự luật này, nhưng rất có thể Quốc hội Mỹ sẽ ép ông Trump phải có những động thái mới để gây sức ép đối với Nga. Nếu không ông sẽ bị coi là có quan hệ với chính phủ Moscow”, ông Kharlamov nhận định.
Trong khi đó, điện Kremlin khẳng định Nga vẫn sẽ thực hiện chặt chẽ nội dung của hiệp ước INF và mong Mỹ cũng sẽ làm điều tương tự. “Nga vẫn đảm bảo thực hiện các điều kiện nêu ra trong hiệp ước này. Đương nhiên chúng tôi cũng mong rằng phía bên kia cũng sẽ tuần thủ hiệp ước này”, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết.
Mỹ lần đầu công bố xem xét lại hiệp ước INF vào tháng 2 vừa qua, với lý do Nga vi phạm điều khoản trọng hiệp ước. Đáp lại, Nga đã nhiều lần khẳng định rằng họ vẫn cam kết thục hiện nội dung của INF và rằng Moscow chưa bao giờ vi phạm thỏa thuận này.
Theo tạp chí Politico, những người ủng hộ dự luật này tin rằng nó sẽ là đòn đáp trả hợp lý trước việc Nga vi phạm hiệp ước INF. Những người phản đối cho rằng nó có thể sẽ khiến khả năng xảy ra một cuộc đối đầu bằng vũ khí hạt nhân giữa hai nước tăng lên.
Trong khi đó, Mỹ cũng đang muốn phát triển một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới, có chi phí ước tính lên đến 85 tỉ USD.
“Đương nhiên dự luật này sẽ là đèn xanh đối với các công ty quốc phòng của Mỹ. Họ sẽ có những hợp đồng lợi nhuận cao trong khi các Washington có cơ hội để lôi Nga vào một cuộc chạy đua vũ trang mới”, ông Kharlamov kết luận.
Không có nhận xét nào: